Thủ tục hồ sơ pháp lý xây dựng gồm những gì?

Trước khi tiến hành xây dựng một dự án, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị thủ tục hồ sơ pháp lý xây dựng. Việc không chuẩn bị đúng đủ hồ sơ các công trình có thể không được phép xây dựng. Vậy loại hồ sơ này gồm những gì và kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Để biết thêm chi tiết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hồ sơ pháp lý xây dựng là gì?

Hồ sơ pháp lý trong xây dựng là gì?

Hồ sơ pháp lý xây dựng được hiểu là bao gồm những loại giấy tờ có liên quan đến dự án xây dựng hoặc những gì liên quan tới quá trình thi công công trình. Loại hồ sơ này sẽ trực tiếp do chủ đầu tư và khách hàng giao dịch với nhau trên cơ sở dựa theo quy định pháp luật. Hồ sơ phải được sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền các cấp phê duyệt.

Pháp lý xây dựng là một trong những điều quan trọng đầu tiên mà một nhà đầu tư dự án cần phải có. Một khi dự án đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý sẽ giúp chủ thầu tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình đầu tư.

Hồ sơ pháp lý được coi như là bản chứng nhận, cam kết về tính xác thực của mỗi công trình. Nếu một công trình không có hồ sơ pháp lý thì khả năng cao đó là dự án ảo, không có tính khả thi. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư cần phải thật tỉnh táo tránh xa những loại công trình không minh bạch, rõ ràng này.

Hồ sơ pháp lý xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ dự án thi công gồm những gì?

Hồ sơ pháp lý là điều mà bất cứ chủ đầu tư, cá nhân thực hiện việc xây dựng công trình nào cũng cần chuẩn bị. Tùy theo từng loại hình sẽ có những quy định giấy tờ đi kèm khác nhau. Một bộ hồ sơ pháp lý xây dựng đầy đủ thông thường  sẽ bao gồm một số giấy tờ sau:

Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng phải có đầy đủ tên của đơn vị chủ thầu được chứng nhận cấp phép. Ngoài ra, trong giấy phép xây dựng cũng phải có thông tin về các hạng mục dự án đó bao gồm: 

  • Vị trí dự án.
  • Cốt và nền của dự án xây dựng.
  • Tổng diện tích của toàn dự án.
  • Hệ số đất sử dụng của toàn dự án.
  • Chiều dài và chiều cao của công trình thi công.

Giấy tờ về quyền sử dụng đất

Giấy tờ về quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có trong việc làm thủ tục hồ sơ pháp lý xây dựng. 

Giấy tờ liên quan tới dự án

Một bộ giấy tờ đầy đủ của dự án sẽ bao gồm: 

  • Quyết định đầu tư dự án đã được duyệt chủ trương.
  • Quyết định dự án đã được đầu tư.
  • Bản thiết kế dự án đã qua thẩm định.
  • Bản thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và các dự toán về xây dựng đã được duyệt nếu có.

Một số loại văn bản pháp lý khác

Hồ sơ dự án thi công

Để hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ cần phải có các loại văn bản pháp lý như sau:

  • Giấy chứng nhận đã bàn giao hoặc cho thuê đất.
  • Giấy tờ chứng nhận giải phóng mặt bằng và các quyết định về việc bồi thường.
  • Giấy tờ chứng minh tài chính, năng lực của chủ thầu dự án. 
  • Bản quy hoạch chi tiết đã được kiểm duyệt.
  • Chứng chỉ hành nghề của chủ đầu tư.
  • Văn bản cam kết về vấn đề phòng cháy, chữa cháy, văn bản báo cáo kiểm tra môi trường (nếu có).
  • Tài liệu về việc huy động vốn.
  • Tài liệu giao bán bất động sản trong tương lai.
  • Một số văn bản đặc biệt khác tùy vào từng yêu cầu của dự án.
  • Tất cả các bản vẽ thi công đều được thông qua cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền.

Kinh nghiệm khi xem một hồ sơ pháp lý của dự án

Kinh nghiệm khi xem hồ sơ pháp lý dự án

Trong việc xem xét một bộ hồ sơ pháp lý xây dựng, chủ đầu tư nên đặc biệt chú ý tới những người tham gia ký kết hợp đồng. Người ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền, người có khả năng đại diện cho pháp luật hoặc người phải có giấy uỷ quyền hợp pháp mới được tham gia ký kết. Chủ đầu tư nên lưu ý và tuân thủ theo những điều này để tránh những rủi ro có thể xảy ra không đáng có. 

Trước khi tiến hành ký hợp đồng, các bạn nên yêu cầu người bán cho xem đầy đủ văn bản pháp lý và nghiên cứu kỹ để tránh trường hợp rơi vào dự án ảo, không minh bạch rõ ràng.

Kí kết hợp đồng thỏa thuận

Bên cạnh nghiên cứu kỹ về hồ sơ pháp lý mà bên bán đã cung cấp, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về họ là ai. Có uy tín và nên tin tưởng không? Họ đã thi công những hạng mục dự án nào rồi? Những dự án mà họ đã thi công có đảm bảo đạt chuẩn chất lượng không? Nếu những vấn đề này đã rõ ràng và minh bạch thì mới nên tiếp tục tiến hành ký kết hợp đồng.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ và cung cấp thông tin cho các bạn về thủ tục hồ sơ pháp lý xây dựng gồm những gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng: 0989 116 307 – 0933 992 189, Zalo: 0989 116 307 – 0933 992 189 hoặc liên hệ  qua email: congtynguyenanh20@gmail.com  để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.